Ngoài chuẩn bị lễ vật, học thuộc bài khấn rằm mùng 1 là điều nên làm giúp buổi lễ cúng diễn ra suôn sẻ và thành kính hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết các bài khấn rằm mùng 1 ở chùa và tại nhà chi tiết và dễ nhớ nhất trong bài viết dưới đây.
Một số bài khấn mùng 1 ở chùa có thể tham khảo
Chuẩn bị bài văn khấn ở chùa ngày mùng 1 như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào từng khu vực thờ cúng trong chùa. Một số bài văn khấn tiêu biểu bạn có thể tham khảo như sau:
Bài khấn Phật
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……………..
Ngụ tại ……………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.
– Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện! “
Bài khấn ở ban Tam Bảo (Tăng Bảo, Pháp Bảo, Phật Bảo) cầu bình an, tài lộc
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……………………………….
Ngụ tại ……………………………………..
– Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện”
Văn khấn Phật Bà Quan Âm (Quan Thế Âm Bồ Tát)
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………..
Ngụ tại ……………………………
– Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
– Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
– Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện.”
Văn khấn Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……………………………
Ngụ tại …………………………….
– Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”). Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
– Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.
– Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
– Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện”
( Các bài văn khấn mùng 1 ở chùa mang tính chất tham khảo)
Những lưu ý và nguyên tắc cơ bản khi đi chùa mùng 1
Vào ngày mùng 1 hàng tháng khi đi lễ chùa nên có tấm lòng thành kính để nương nhờ nghiệp lực vô biên của chư vị Bồ Tát, Phật và các Thánh Hiền. Để việc cúng bái diễn ra được suôn sẻ và tránh gặp các lỗi không đáng có ngoài chuẩn bị bài khấn ở chùa ngày mùng 1, bạn cần phải lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc vào, ra
Cửa Giả quan (bên phải) là lối đi khi vào chùa qua cổng tam quan và cửa Không quan (Bên trái) là lối ra khỏi chùa. Cửa Trung quan thường chỉ dành cho bậc khoa bảng, bậc cao tăng, Thiên tử để vào cũng như ra từ cổng này. Phân lối như vậy sở dĩ là vì trong chùa cũng tuân theo lệ đối với sư trụ trì và sư, tăng ni phật tử. Khi đọc văn khấn mùng 1 ở chùa, nên đứng chếch sang một bên, không nên đứng thẳng bàn thờ khi đứng khấn vái.
Cầu nguyện
Phật chỉ che chở cho con Phật, phù hộ Bình an, điều này đúng theo quan niệm của nhà Phật mà không thể phù hộ lộc, tài, công danh. Vì vậy chỉ nên xin Phật bảo vệ, che chở. Bạn có thể cầu xin những điều khác như tình cảm, thăng tiến trong sự nghiệp khi vào đền, đình.
Lễ vật sắm sửa
Nên sắm lễ chay khi đến dâng hương ở chùa như: xôi. oản, quả chín, hoa tươi, hương, chè,… Tại khu vực chính điện tuyệt đối không đặt lễ mặn, vì đây là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Chỉ được dâng lễ chay, tịnh trên hương án của chính điện.
Dâng cúng Phật không nên sử dụng tiền âm phủ, vàng mã, nếu có lễ này thì nên đặt ở các khu vực thờ Thánh Mẫu, Đức Ông. Kể cả tiền thật cũng không được đặt ở chính điện mà nên cho vào hòm công đức.
Về trang phục
Khi đọc văn khấn mùng 1 tại chùa, bạn cần mặc trang phục chỉnh tề, kín đáo. Quần áo khi vào chùa phải chỉnh tề, trang phục phải kín đáo, đi nhẹ nói khẽ. Tránh mặc váy ngắn, quần short, áo may ô, áo sát nách, áo ngắn tay,… Riêng với tăng ni phật tử khi đến điện thờ Phật trong chùa phải mặc áo lễ.
Xưng hô
Xưng là bạch thầy, A di đà Phật đối với nhà sư và xưng mình là con. Xưng hô như vậy là mình đang xưng hô với Đức Thích Ca qua tăng ni phật tử. Nếu đang trong quá trình tu tập thì xưng hô là thầy đối với người hướng dẫn mình.
Bài khấn ngày rằm mùng 1 ở nhà chi tiết nhất
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Gia chủ (chúng) con tên là… đang ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, gia chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, kim ngân, trà, quả, đốt nén nhang thơm dâng lên trước án.
Chúng con xin thành tâm kính mời các vị Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần đang cai quản trong khu vực này.
Con cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót thương gia chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù độ hộ trì gia chủ chúng con toàn gia an lạc.
Chúng con lễ bạc thành tâm, dâng lên trước án, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Ý nghĩa của việc cúng ngày rằm mùng 1
Cúng lễ vào ngày rằm mùng 1 là một nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt Nam. Đây là cách để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, thần linh, trời đất đã ban cho gia đình sự sống, sức khỏe, may mắn và bình an.
Cúng lễ vào ngày rằm mùng 1 cũng là một phương thức để gửi gắm những nguyện cầu, mong ước của gia đình về một tháng mới an lành, hạnh phúc và thành đạt. Ngày rằm mùng 1 được coi là ngày tốt nhất trong tháng để cầu xin sự phù hộ của thần thánh, tổ tiên.
Ngoài ra, đây còn là một cách để duy trì và truyền bá những giá trị văn hoá, tín ngưỡng, phong tục của người Việt Nam qua các thế hệ. Ghi nhớ cội nguồn, tri ân người đã khuất là nét đẹp trong văn hoá Việt Nam mà chúng ta nên giữ gìn và phát huy.
Xem thêm: Bài cúng giỗ ông bà, cha mẹ chi tiết và đầy đủ nhất
Các lễ vật cần có khi cúng ngày rằm mùng 1 hàng tháng
Ngoài tìm hiểu về bài khấn rằm mùng 1 hàng tháng, các gia đình còn băn khoăn trong việc chuẩn bị lễ vật cúng trong những ngày này. Nhìn chung, lễ cúng là thành tâm tuỳ theo kinh tế và lòng thành của gia đình mà sẽ có sự chuẩn bị phù hợp.
Mâm cúng ngày rằm mùng 1 tại nhà như thế nào tuỳ theo tập tục, văn khoá riêng của từng gia đình. Một số gia đình thường chuộng sắp lễ chay trong những ngày này dâng lên tổ tiên và các vị thần linh để chứng lòng thành.
Trước khi đọc bài khấn rằm hàng tháng, bạn cần chuẩn bị một số lễ vật như sau:
- Hướng cúng: Chọn hương cúng có mùi thơm nhẹ, cuốn tàn cong đẹp. Hương có thể thắp số nén tuỳ thuộc vào tập tục riêng, thường là 3 nén hương.
- Đèn cúng: Chuẩn bị hai chiếc đèn cầy đặt hai bên. Có thể thay đèn cầy bằng hai cây nến to rồng phụng đỏ.
- Nước sạch: Chuẩn bị 5 chén nước sạch xếp thành hình ngũ giác ngụ ý đại diện cho ngũ hành tương sinh.
- Trầu cau. Trầu cau tươi lễ theo số lẻ. Thông thường, gia đình sẽ chuẩn bị 3 lá trầu, 3 quả cau xếp thành hình bông hoa dâng lên.
- Hoa tươi: Số hoa cắm trong lọ thường là số lẻ, nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa hồng.
- Trái cây: Chuẩn bị đĩa trái cây tươi rửa sạch, lau ráo nước. Các gia đình nên chọn 5 loại trái cây tươi khác nhau đại diện cho ngũ hành. Ví dụ miền Bắc thường là 5 loại quả chuối, bưởi, na, lựu, hồng xiêm.
Ngoài ra, trong lễ chay gia đình có thể chuẩn bị thêm xôi chè, oản đỏ, bánh kẹo để thêm phần đầy đủ. Nếu muốn chuẩn bị lễ mặn, ngoài những vật phẩm kể trên gia đình có thể bổ sung thêm những món mặn sau:
- Gà luộc: Nên chọn gà trống để cả con cúng trong ngày rằm mùng 1.
- Giò lụa: Cắt khoang dày, chẻ miếng theo hình tam giác hoặc hình hoa tuỳ ý.
- Món xào: Các món xào nên chọn những món có màu sắc bắt mắt nhưng tránh xào với gia vị nặng mùi như tỏi.
- Món canh: Thường là canh củ quả như canh khoai tây nấu xương, canh su hào…
- Mâm lễ tam sanh: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc.
Lưu ý khi lễ ngày rằm mùng 1
Ngoài lưu ý về bài khấn rằm mùng một, gia đình cần chú ý những vấn đề sau khi thắp hương cúng bái vào những ngày này:
- Lau dọn ban thờ sạch sẽ trước ngày mùng 1, không di chuyển bát hương hay bài vị tổ tiên.
- Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương, không mặc quần áo hở hang, rách rưới.
- Đọc bài khấn rằm mùng 1 đầy đủ, rõ ràng và chọn người đọc văn khấn có kinh nghiệm, nên là người chủ gia đình. Chú ý chọn văn khấn phù hợp, ví dụ bài khấn mùng 1 tháng 7 ở chùa sẽ khác so với bài khấn mùng 1 hàng tháng ở nhà.
- Thắp hương cầu an, cầu may, thể hiện sự thành tâm, lòng tri ân trời đất, thần linh và tổ tiên. Số nén hương thắp trên ban thờ nên là số lẻ.
- Chuẩn bị lễ vật cúng thích hợp, không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ. Nên chọn những thực phẩm có màu đỏ để tăng vận may.
- Chuẩn bị lễ cúng cần đầy đủ lễ vật, đảm bảo tươi sạch và chú ý không mặc cả, trả giá khi mua đồ lễ.
Xem thêm: văn khấn tạ 100 ngày bốc bát hương gia tiên
Bài viết trên là những chia sẻ về các bài khấn rằm mùng 1 hay, cách sắm lễ và những thông tin liên quan gia chủ cần biết. Việc chuẩn bị cho ngày cúng rằm mùng 1 cần có sự tươm tất và đầy đủ để đảm bảo ông bà, tổ tiên và các vị thần linh chứng giám được lòng thành của gia đình.
Địa chỉ: đá và mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại: 0912.342.635
Zalo : 0912.342.635
Website: langdaninhbinh.com.vn