Bài cúng giỗ ông bà, cha mẹ chi tiết và đầy đủ nhất

Cúng giỗ gia tiên là tập tục tốt lưu truyền từ xưa đến nay. Các bài cúng giỗ ông bà, tổ tiên đã khuất được đọc lên trong mỗi dịp giỗ hay lễ Tết thể hiện được tấm lòng thành kính của con cháu với người đã khuất. Cùng tìm hiểu chi tiết các mẫu văn khấn giỗ trong từng dịp khác nhau ở bài viết dưới đây để có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị trong những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên bạn nhé.

Văn khấn giỗ

Văn khấn cúng cơm cho người mới mất

Bài cúng cơm hàng ngày người mới mất là bài cúng được sử dụng trong mỗi ngày ba bữa cúng khi hương linh mới mất. Thông thường, lễ cúng thường là lễ chay nhằm giúp người đã mất tâm thanh tịnh và giảm những tội lỗi ở nhân gian.

Từ tuần đầu cho đến bài cúng tuần 2 cho người mới mất gia đình có thể sử dụng bài sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,

Trước linh vị của: Hiển… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,

Họa mấy người sống tám, chín mươi,

Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.

Song vận số biết làm sao tránh được

Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh

Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:

Đường ăn, nơi ở, việc cửa việc nhà.

Lại lo bề nghi thất, nghi gia

Cho sum họp trúc, mai mấy đóa

Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn

Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.

May nối được gia đường cơ chỉ,

Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề

Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,

Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;

Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,

Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.

Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.

Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.

Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc

Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.

Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.

Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:

Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.

Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói

Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.

Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh

Ai hay số mệnh!

Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.

Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.

Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm

Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:

Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.

Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

Cầu anh linh phù hộ cháu con.

Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát

Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần)

Văn khấn vào hè cho người mới mất

Văn khấn vào hè cho người mới mất là bài văn khấn được dùng trong ngày cúng hè bội cho người vừa mất. Theo quan niệm dân gian, việc chuẩn bị lễ cúng hè cho người mất là điều nên làm giúp vong linh đỡ một phần vất vả trong giai đoạn mới về miền cực lạc.

Bài khấn này có nhiều nét tương đồng so với bài văn khấn cúng tuần cho người mới mất. Tuy nhiên, gia đình vẫn cần xem xét kỹ để đọc đúng thông tin của bài văn khấn, cụ thể như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày …. tháng…. năm tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (người mất)… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Văn khấn giỗ đầu cha mẹ

Bài cúng giỗ đầu bố mẹ, bài cúng giỗ bà nội, ông nội ngoại là điều rất quan trọng. Bài văn khấn ngày giỗ cha mẹ sẽ được đọc nhân dịp lễ tròn một năm người mất tạ thế. Lễ cúng giỗ đầu thường khá lớn với lễ vật sắm sửa tươm tất.

Mẫu bài khấn giỗ bố mẹ, ông bà trong năm đầu bạn có thể tham khảo như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………

Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……..………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Kính mời…………………………………………………………………

Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)

Mộ phần hiện đang ngụ táng tại: ……

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn lập bàn thờ cha mẹ

Bài văn khấn lập bàn thờ cha mẹ cần nêu rõ việc hôm nay ngày lành tháng tốt gia đình xin phép tổ tiên, ông bà cùng các vị thần linh đã lập ban thờ cho người mới mất.

Bài cúng cha mẹ khi lập bàn thờ gia đình có thể tham khảo như sau:

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:…………

Ngụ tại:…………………..

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ…. tại……

Hôm nay là ngày… , con xin phép được lập bàn thờ cho hương linh… về với gia tiên mong tổ tiên chấp thuận và che chở.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn cầu siêu cho người mới mất

Ngoài khấn nôm cúng cơm cho người mới mất, nhiều gia đình còn thực hiện lễ cầu siêu hy vọng hương linh ở nơi suối vàng có thể an nghỉ. Văn khấn cho người mới mất cầu siêu có nội dung như sau:

A Di Đà Phật!

Hôm nay là ngày … tháng … năm

Tín chủ con là … ở lại số nhà … thành kính dâng lên cúng dường Chư phật mong Chư phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.

Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần; hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành; thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.

Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung âm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi; đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ … cho cha …, mẹ … hay …. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác.

A Di Đà Phật!

Bài cúng 49 ngày ngoài mộ

 Đọc bài cúng 49 ngày ngoài mộ là nghi thức cần thiết cần chuẩn bị đầy đủ trong lễ cúng quan trọng này. Văn khấn 49 ngày linh nghiệm gia đình có thể tham khảo như sau:

Nam mô A di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (âm lịch), tức là ngày………….tháng………..năm…….. (dương lịch).

Tại địa chỉ:…………..

Con trai trưởng là: ……………

Hôm nay kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên bao gồm : (Đọc tên những món đồ lễ đã chuẩn bị ở trên)

Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.

Trước linh vị hiển chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:……….

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.

Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.

Xin mời hiển……….

Xin mời hiển……….

Xin mời hiển……….

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A di Đà Phật!

Bài khấn 49 ngày tại nhà

Văn khấn cúng 49 ngày ở nhà sẽ có vài điểm khác biệt so với văn cúng 49 ngày ở ngoài mộ. Cụ thể mẫu văn khấn 49 ngày ở nhà gia đình có thể tham khảo như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ): ……………..

Con/cháu/ phu/ thê là………cùng các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm có:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của …tên người đã khuất…

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Cha/ mẹ/vợ/ chồng/con/cháu… đi đâu, vội vàng chi mấy;

Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!

Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân;

Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày);

Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).

Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;

Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.

Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn đốt vàng mã cho người mất

Ngoài bài khấn cúng cơm hàng ngày cho người mới mất, các gia đình còn quan tâm đến các bài văn khấn đốt vàng mã cho người mới mất. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia đình cần đọc bài văn khấn sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Thần Vũ Lâm sứ giả.

Hôm nay là ngày…

Tín chủ con là…

Ngụ tại số nhà…

Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)… âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương linh gia tiên chúng con là:

  1. Hương linh…

Mộ phần táng tại…

Đồ mã gồm…

2.Hương linh…

Mộ phần táng tại…

Đồ mã gồm…

Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy công nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài cúng mùng 1 cho người mới mất

Khác với bài cúng giỗ bố mẹ thông thường, bài khấn mời người mất về ăn Tết sẽ có những nội dung khác biệt. Ngày mùng 1 là ngày khởi đầu của năm và việc thờ cúng Gia tiên, mời tổ tiên về ăn Tết cùng là tập tục muôn đời của nước ta.

Bài cúng mùng 1 cho người mới mất gia đình có thể tham khảo như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm… Tín chủ con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần).

Bài cúng giỗ hết tang mẹ

Bài cúng giỗ mãn tang là bài khấn được đọc trong lễ tạ xả tang báo hiệu kết thúc thời gian để tang của các thành viên trong nhà. Bài cúng giỗ ông nội, bà nội hay bài khấn giỗ cha mẹ đều có thể dùng bài khấn sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…….tháng………năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển………………chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân); Cách miền trần thế

Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha hoặc nhà Huyền nếu là mẹ) mây khóa, thăm thẳm sầu phiền.

Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ) sao mờ, đầm đìa ai lệ

Kể năm đã quá Đại Tường;

Tính tháng nay làm Đàm Tế.

Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;

Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,

Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ, trời kinh đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển………………

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài cúng 100 ngày ngoài mộ và tại nhà

Bài cúng 100 ngày ngoài mộ hay tại nhà cho người mất là phần quan trọng mang ý nghĩa đặc biệt thể hiện lòng kính trọng, thương nhớ của các thành viên trong gia đình với người đã khuất. Khác với bài cúng cơm trong 49 ngày, bài khấn lễ 100 ngày sẽ như sau:

Nam mô a di Đà Phật!(3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Tốt Khốc theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

 

Hiển……………………………………………………………..

 

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lạy)

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ Việt Nam

Ngày cúng giỗ Việt Nam là ngày kỷ niệm ngày mất của người thân, ông bà, tổ tiên. Đây là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Ngày cúng giỗ thể hiện lòng thành kính, biết ơn, nhớ nhung và đạo hiếu của con cháu đối với người đã khuất. Đây cũng là dịp để họ hàng, bạn bè, thân hữu gặp gỡ, thăm hỏi, gắn kết tình cảm gia đình, dòng họ.

Ngày cúng giỗ thường có ba loại chính: giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường. Giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên sau khi người mất qua đời. Gia đình cần chuẩn bị bài cúng cơm cho người mới mất hay văn khấn đốt vàng mã cho người mất để đọc trong buổi lễ đầu nhằm thể hiện sự thương nhớ, thành kính với vong linh.

Tiếp theo, giỗ thường là giỗ được tổ chức vào ngày thứ 49, thứ 100 và ngày giỗ hàng năm. Văn khấn lễ cúng 49 ngày và bài cúng 100 ngày sẽ có sự khác nhau nên gia chủ cần xem xét kỹ trước khi đọc.

Nội dung của bài cúng giỗ đúng chuẩn phong tục Việt

Ngoài tìm hiểu về văn khấn người đã mất, nhiều người còn băn khoăn về vấn đề nội dung của bài cúng cơm cha mẹ, ông bà sẽ như thế nào. Nhìn chung, cấu trúc cơ bản của một bài văn khấn hoàn chỉnh đều cần đảm bảo ba phần như sau:

Phần giới thiệu

Trong văn khấn giỗ cha mẹ gia chủ cần phải nêu rõ được thời gian, địa chỉ nơi tiến hành lễ và nêu tên người đang đọc văn khấn, thường là trưởng nam trong nhà. Phần này phải nói rõ chức vị người đọc là trưởng nam hay thứ nam hoặc nói chung là hậu thế và xưng là các vị Gia tiên.

Phần chính

Bài cúng giỗ ông bà nội, ngoại hay cha mẹ đều cần đặc biệt chú ý ở phần nội dung. Phần này của văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà phải nêu rõ được nội dung cũng như lý do gia đình mời Gia tiên về. Mời Gia tiên cần mời theo thứ bậc từ trong dòng họ và có lời mời chân thành để Gia tiên cùng về thụ hưởng lễ vật.

Đồng thời, phần nội dung trong bài văn khấn giỗ thường cha mẹ, ông bà nên nêu đầy đủ các thứ trong mâm cúng để Gia tiên nắm rõ. Phần này người đọc văn khấn nên đọc to, rõ ràng và đầy đủ.

Phần mong cầu

Phần cuối của bài cúng giỗ cha mẹ hay bài cúng giỗ ông bà tổ tiên đều nên có phần thỉnh cầu các vị Gia tiên về thăm con cháu và phù hộ độ trì cho toàn gia được sống an lành, làm ăn mọi việc hanh thông, mọi sự như ý.

Tuỳ theo các dịp lễ giỗ mà bài văn khấn sẽ có nội dung khác nhau. Một số mẫu văn khấn như bài khấn giỗ bố chồng, bài khấn giỗ cụ, bài cúng giỗ tổ tiên, bài cúng giỗ chồng, bài cúng giỗ mẹ, khấn giỗ bố, bài khấn giỗ ông nội… Gia đình nên tìm hiểu kỹ và hỏi thêm các vị trưởng lão trong họ hay người có kinh nghiệm để chọn được mẫu văn khấn phù hợp.

Lưu ý gia chủ cần biết khi đọc bài cúng giỗ

Ngoài tìm hiểu văn khấn cúng cơm hàng ngày cho người mới mất, để buổi lễ diễn ra suôn sẻ gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:

Người đọc văn khấn

Theo phong tục Việt Nam, người đọc văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất hay bài cúng giỗ thường đều nên là người con trưởng hoặc con của người đã mất. Nếu gia đình không có con trai, người đọc văn khấn có thể là người lớn tuổi nhất trong gia đình, trụ cột gia đình hiện tại.

 Nhìn chung, vấn đề ai nên đọc bài khấn mời người mất về ăn giỗ là điều còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình và văn hóa vùng miền. Bạn có thể hỏi các vị trưởng lão trong họ để biết rõ thêm về những lưu ý hay kiêng kỵ trong quá trình cúng giỗ.

Trang phục

Trong bài văn khấn cúng cơm cho người mới mất đầu tiên, người thân trong gia đình nên mặc tang phục hoặc đồ đen khi cúng giỗ. Điều này là cần thiết thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.

Khi đọc văn khấn 49 ngày tại nhà, văn khấn cúng 100 ngày gia đình không cần mặc tang phục nhưng cũng cần chú ý mặc quần áo tối màu, kín đáo tránh mặc đồ sáng màu, hoa văn lòe loẹt. Trước khi đọc văn khấn cúng cơm người mới mất, người chủ lễ cần phải quần áo chỉnh tề và tắm rửa sạch sẽ.

Cách đọc văn khấn

Người đọc văn khấn cần biết rõ cách khấn vái người mất và khi đọc văn khấn ngày giỗ ông bà cha mẹ cần đọc đúng thứ tự với giọng điệu rõ ràng, thành tâm. Văn khấn có thể học thuộc hoặc cầm sách đọc đều được. Khi đọc văn khấn cúng 100 ngày ngoài mộ hay các loại văn khấn ngày giỗ khác, người đọc văn khấn không cần đọc quá to mà chỉ cần đọc đủ nghe, nhất là khi đọc tên huý của người đã mất.

Lễ cúng giỗ

Văn khấn người mới mất sẽ khác với bài cúng giỗ mãn tang. Vì vậy, lễ cúng của từng loại giỗ cũng sẽ khác nhau trong việc sắm sửa, bày biện lễ vật. Giỗ cúng có thể chuẩn bị theo giỗ chay hoặc giỗ mặn tùy nhu cầu của gia đình. Bạn nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo chuẩn bị được đầy đủ lễ cúng sao cho tươm tất, tránh vong linh người đã khuất quở trách.

Văn khấn là nét đẹp văn hoá tâm linh của người Việt. Bài viết trên là những chia sẻ về các bài văn khấn cầu siêu cho người mới mất, bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà đầy đủ và dễ nhớ nhất. Hy vọng những thông tin về các bài văn khấn cho từng dịp lễ trong bài viết này sẽ giúp gia đình hoàn thành buổi lễ một cách tốt nhất.