Thủ tục cúng 23 tháng chạp – Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp – Bài văn khấn

Thủ tục cúng 23 tháng chạp - Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp - Bài văn khấn

Hàng năm cứ vào dịp cuối năm, vào tháng chạp( tháng 12 âm lịch) Người Việt sẽ làm lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng 12 âm lịch. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Trong bài viết này Đá mỹ nghệ Ninh Bình xin chia sẻ tới các bạn thủ tục cúng 23 tháng chạp, ý nghĩa ngày 23 tháng chạp, cách sắm lễ và bài văn khấn cúng ngày 23 tháng chạp.

Thủ tục cúng 23 tháng chạp - Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp - Bài văn khấn
Thủ tục cúng 23 tháng chạp – Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp – Bài văn khấn

Thủ tục cúng 23 tháng chạp – Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp

Vào ngày 23 tháng chạp , mọi gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Và đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.

Theo như chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà cho biết: “Cả 1 năm thờ cúng, người ta thường ít động vào bàn thờ vì sợ động bàn thờ. Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người ta tranh thủ dọn dẹp lại bàn thờ”. Để Táo quân đi trầu trời thì gia chủ phải làm lễ tiễn.

Lưu ý : Không dọn dẹp ban thờ trước khi lễ cúng kết thúc, chỉ dọn dẹp ban thờ khi ông Công ông Táo đã về trầu trời, đó là khi lễ cúng đã xong !

Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp – Lễ cúng ông táo

Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp - Lễ cúng ông táo
Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp – Lễ cúng ông táo

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao…thả. Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Lễ vật cúng ông táo ngày 23 tháng chạp

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản có khi người việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Bài văn khấn cúng ngày 23 tháng chạp

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, gia chủ phải đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

(Lưu ý: Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần, sau đó đi lùi ba bước mới được quay lưng đi).

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

===>>> Download sách các bài văn khấn nôm truyền thống của người Việt (PDF)